
Học hành có bằng cấp sẽ đi đôi với lợi ích. Lợi ích và thực học không cân bằng dẫn tới sau này làm quan chức thua kém các quan chức thời phong kiến, nền nhân bản Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín.
Đừng áp đặt điểm số lên con trẻ. Nhiều em không hiểu bản chất của vấn đề, chạy theo điểm số, chạy theo những kỳ thi và sau này trưởng thành sẽ rất khó khăn.
Nạn điểm số giả từ mẫu giáo tới đại học. Ở Việt Nam có thể có điểm 9, điểm 10 môn chủ nghĩa Mác-Lê-nin nhưng những em này hoàn toàn không hiểu triết học, triết lý nghĩa là gì, cầm tấm bằng sáng chảnh ra trường và hoạt động. Quan điểm của nền giáo dục mới, không ca ngợi các em có điểm số cao choáng váng Harvard, Oxford nữa.

Nhà xuất bản, nếu có lương tri, sách hỏng phải thu hồi và bồi thường cho khách. Xét trên tiêu chí đó, ở Việt Nam chưa có Nhà xuất bản chuyên nghiệp nào.
Người Việt hiếu bằng chứ không hiếu học. Có ông kiến trúc sư nói: “Nguyên nhân do hiếu danh mà ra. Mà lại hiếu cả hư danh.”
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 22 tháng 06 năm 2022
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.